Các loại sàn nhựa giả gỗ
Các loại sàn nhựa giả gỗ
Sàn nhựa giả gỗ là gì?
Sàn nhựa giả gỗ (vinyl) tuy là loại vật liệu mới trong một vài năm trở lại đây nhưng đang ngày càng trở lên phổ biến và được tin dùng nhờ những ưu điểm của nó. Loại sàn này có thành phần chính từ nhựa PVC, bột đá và các chất phụ gia. Bên trên là lớp bề mặt giả gỗ có màu sắc và họa tiết như các loại sàn gỗ.
Các loại sàn nhựa giả gỗ
Về cơ bản sàn nhựa giả gỗ có 2 loại chính là sàn nhựa dán keo và sàn nhựa hèm khóa. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm cấu tạo mà chúng được chia nhỏ thành 4 loại:
Sàn nhựa dán keo
Độ dày phổ biến từ 1,5mm – 3mm. Các tấm sàn được giữ cố định với mặt nền nhà bằng một loại keo dán chuyên dụng. Lớp keo này được quét trước dưới nền nhà, sau đó đợi khô rồi mới được lát các tấm sàn lên. Mặt nền nhà yêu cầu cần phải thật phẳng, khô và sạch sẽ.
Sàn nhựa tự dính
Tương tự như loại sàn dán keo tuy nhiên đã có lớp keo sẵn ở dưới đế của các tấm sàn. Chỉ cần bóc lớp giấy dưới tấm sàn là có thể dán được. Do đó việc thi công loại sàn này khá tiện dụng. Một điểm hạn chế của loại sàn này là lớp keo có sẵn đó khá mỏng nên nếu mặt nền nhà hiện tại không phẳng và sạch sẽ khi thi công sẽ rất dễ bị bong, đặc biệt là phần góc của các tấm sàn.
Sàn nhựa hèm khóa PVC
Độ dày phổ biến từ 3,5mm đến 5mm. Các tấm sàn liên kết với nhau bằng các rãnh hèm âm dương mà không cần dùng keo dán. Nhờ đó khắc phục được những nhược điểm phải phụ thuộc vào mặt nền của loại sàn nhựa dán keo. Thành phần chính sàn nhựa hèm khóa PVC là nhựa tái sinh và bột đá.
Sàn nhựa hèm khóa SPC
Ra đời sau sàn nhựa hèm khóa PVC. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại sàn này là thành phần nhựa nguyên sinh trong sàn nhựa SPC. Độ bền của sàn nhựa hèm khóa SPC cũng cao hơn so với sàn nhựa hèm khóa PVC và cũng được coi là loại sàn nhựa trong nhà tốt nhất hiện nay.
Cấu tạo của sàn nhựa giả gỗ
Cấu tạo của sàn nhựa giả gỗ
Về cơ bản các loại sàn nhựa có cấu tạo gồm 5 lớp:
– Lớp bề mặt phủ UV: Có tác dụng làm tăng độ cứng và sức chịu lực cho sàn, hạn chế sàn bám bụi bẩn.
– Lớp áo (wear layer): Có tác dụng chống mài mòn, bảo vệ lớp vân màu phía trong không bị mất màu.
– Lớp vân màu: Tạo họa tiết vân gỗ cho sàn nhựa. Công nghệ in hiện đại giúp cho lớp vân màu của sàn nhựa đa dạng và tinh tế không kém gì so với các loại sàn gỗ công nghiệp.
– Lớp lõi: Thành phần chính là nhựa PVC, quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Khả năng chịu lực, chống cháy lan, chống cong vênh đều phụ thuộc vào chất lượng của lớp này.
– Lớp đế: Tăng độ ma sát, bám dính với mặt nền, đồng thời có tác dụng ngăn hơi nước bốc lên trong môi trường ẩm ướt.
Ưu nhược điểm của sàn nhựa giả gỗ
Ưu điểm: Có thể nhận thấy ưu điểm của sàn nhựa là khắc phục được những nhược điểm cố hữu của sàn gỗ:
• Chống chịu nước 100%
• Chống nồm, chống ẩm mốc, chống mối mọt, cong vênh.
• Độ dày không quá lớn phù hợp với các công trình cải tạo mà không muốn làm thay đổi độ cao của nền lên quá nhiều.
• Ấm về mùa đônng, mát về mùa hè.
• Chống trơn trượt, giảm sát thương khi va đập.
• Tiêu âm, chống ồn
• Chống cháy lan
• Kháng khuẩn, nấm mốc, thân thiện với môi trường.
• Thi công dễ dàng, không gây tiếng ồn hay bụi bặm.
Nhược điểm: Có lẽ nhược điểm lớn nhất của sàn nhựa giả gỗ là độ dày tương đối mỏng nên không đảm bảo khi lát trên mặt nền không bằng phẳng.